Sách cũ em chôn cạnh mộ thầy
Hình anh em gửi gió heo may
Nhà anh giặc ở con anh lạc
Còn xác thân em dưới cát lầy.
(Viên Linh, Thủy Mộ Quan, 1982, tr.45)
(Thư người vợ gửi cho chồng trong tù cải tạo sau năm 1975
sau khi được ở lại nhà cũ với một ông thượng úy, một mình, còn con cái gửi đi
nơi khác.)
Chủ Nhật vừa
qua nước Mỹ lùi thời gian lại một giờ, tôi có dịp tham dự cuộc bán sách cũ tại
Viện Việt Học ở Little Saigon. Anh Nguyễn Minh Lân trong ban điều hành ngày nào
nay thấy mái tóc đã hoa râm, và lần đầu gặp được quản thủ thư viện Phạm Lệ
Hương, người mà năm 1971, Hòa Thượng Thích Minh Châu - Viện trưởng Ðại Học Vạn
Hạnh gửi đi du học Hoa Kỳ về ngành giữ sách. Tôi có mang theo vài cuốn sách cũ
để triển lãm, ai trả giá cao cũng sẽ bán, vì thư viện của riêng mình đã quá
chật chội, đó là các ấn bản lần đầu của sách Ðào Duy Anh (Kiều, 1943), Phan Chu
Trinh (Giai Nhân Kỳ Ngộ, 1958, in theo bản 1926), Phan Bội Châu (Ngục Trung Thư,
1950), Ðường Thi của Ngô Tất Tố (Tao Ðàn, 1940, ấn bản đầu) và Tuyết Hồng Lệ Sử
của Từ Trẩm Á (1957). Tôi sẽ bán một cuốn với giá 250, hai cuốn với giá 500,
hai cuốn với giá 1,000 Mỹ kim một cuốn. Một vị muốn mua cuốn của Ðào Duy Anh,
cũ 70 năm, và một vị muốn mua cuốn của Phan Châu Trinh, cũ 55 năm.
|
Sách cũ quí hiếm đã
đành, bài này không nói tới. Sách cũ đã trở thành “chứng từ” một khi đất nước
hồi sinh khởi sự cuộc gột rửa tàn tích giặc đỏ, của các ủy ban tương tự như dân
tộc Do Thái ngày nay vẫn đang làm, truy diệt bằng hết những tội phạm giết
người, bọn sát nhân cướp của, hay như mấy ngày hôm nay báo chí thế giới đang
nói đến: về sự giải tỏa cho chính đáng kho tàng nghệ thuật của nhân loại mà Ðức
Quốc Xã đã chiếm đoạt một phần ba thế kỷ trước. Các ủy ban này không nhằm trả
thù cá nhân, mà nhằm hồi phục nhân cách và tu chỉnh sự thêm bớt của nhà đương
quyền trong các sản phẩm do các đời trước sáng tạo. Có thể gọi như là ủy ban
quốc gia thanh lọc sự cộng xâm trong cổ thư. Sau đây là một ví dụ.
Trong khoảng hơn 10 năm nay, dân chúng Việt Nam không có sách để đọc, sự đọc sách xuống thấp tới cạn đáy: một dân tộc 90 triệu người mà sách in ra chỉ khoảng 500 bản, hay nhiều lắm là 1000 bản. Ðã thế không sản xuất được sách mới, hay sách mới không ai thèm đọc, cả nước chỉ có 49 nhà xuất bản được giấy phép hoạt động (hiện nay mới có thêm 4 cơ quan nữa được cấp giấy phép, trở thành 53 nhà xuất bản có giấy phép hoạt động). Tất cả đều là đảng viên cộng sản và là trưởng cơ quan, không có ai có tư cách pháp nhân riêng nhà xuất bản của mình trong 53 nhà xuất bản này. Không hề có giám đốc nhà xuất bản, trên thực tế sự hèn kém đã ghi rõ ở cuối sách: “Chịu trách nhiệm xuất bản:” tên Mỗ, tên Cán A, B hay C. Ở Little Saigon cách đây 10 năm cũng có một tạp chí “văn học” loại đần độn cũng tự động ghi mấy chữ “chịu trách nhiệm xuất bản” ở cuối sách. Ðúng ra, mấy người ghi tên ở mục “chịu trách nhiệm xuất bản” chỉ là kiểm duyệt viên có trách nhiệm đọc trước các bản thảo và kiểm duyệt lần thứ nhất các sách sẽ nộp lên “trên” để xin giấy phép. Các trí thứ khoa bảng và trí thức sáng tạo trong nước hiện vẫn làm việc dưới sự cố vấn của các cán chính “chịu trách nhiệm xuất bản” này.
Tình trạng không có sách cho dân chúng đọc không có gì đáng ngạc nhiên. Số 53 “kiểm duyệt viên” (tức người có tên “chịu trách nhiệm xuất bản” ) khi in một cuốn sách đã phải hết sức bình sinh loại bỏ bằng hết những gì họ sợ, họ đã là đợt 53 người ngăn cản hàng triệu tác giả viết lách, thì sách in ra được còn gì đáng đọc? Vì thế hơn mười năm trước, để cứu vãn việc này, “sách ngụy” được in lại, và những kẻ “chịu trách nhiệm xuất bản” toàn quyền cắt bỏ, và không những thế, không những đã cắt bỏ, còn sửa và thêm.
Hẳn bạn đọc còn nhiều người vẫn nhớ cuốn sách loại giáo dục thiếu nhi nhiều thế hệ trước 1954 và 75 đã say mê: đó là cuốn “Tâm Hồn Cao Thượng” do nhà giáo Hà Mai Anh dịch từ bản Pháp ngữ “Les Grand Coeurs” của nhà văn Ý Edmond de Amicis? Ông người Kiến Xương, Thái Bình, bút hiệu Mai Sơn, sinh năm 1905, từng được trao tặng Giáo Dục Bội Tinh VNCH, Giải nhất Giải Dịch thuật Pháp văn của Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa năm 1970. Ông cũng là người đã dịch những danh phẩm hầu như chúng ta đều biết: “Vô Gia Ðình” (dịch Sans Famille của Hector Malot), “80 Ngày Vòng Quanh Thế Giới” (dịch Jules Verne), “Guy-Li-Ve Du Ký) của J. Swiff), “Em Bé Bơ Vơ” của Charles Dickens... Bản dịch Tâm Hồn Cao Thượng của ông không những được Giải Văn Chương của Hội Alexandre de Rhodes ở Hà Nội năm 1943, mà đã trở thành cuốn sách có ảnh hưởng giáo dục sâu đậm tới nhiều người, kim-chỉ-nam cho giới thiếu niên nửa thế kỷ qua. Bạn còn nhớ chăng khi cậu An-Di lên lớp ba, thầy giáo lớp tư hiền dịu và tình cảm vỗ vai học trò cũ nói: “An-Di ơi! Thầy trò ta từ nay chia tay nhau nhỉ?” (Ngày khai trường). Một số trong những lời văn chọn lọc, những từ ngữ chính xác mà nhà giáo tận tâm và người dịch Hà Mai Anh đã khổ công tra cứu, nghiền ngẫm, nay đã bị xóa bỏ, thêm thắt trong cuốn sách của chính ông dịch nhưng in ở Việt Nam sau 1975.
Cách đây vài năm trước khi mất, người bạn thời trung học đệ nhị cấp của tôi ở Hồ Ngọc Cẩn Gia Ðịnh là Hà Mai Phương, con trai của dịch giả Hà Mai Anh, gửi tặng cuốn “Tâm Hồn Cao Thượng” bản in ở San Jose năm 2005. Anh viết trong thư dặn tôi: “Bạn Viên Linh Nguyễn Nam: Nhớ đọc kỹ trang 198 đến trang 200!” Những trang này cho biết nhà xuất bản Thanh Niên ở trong nước đã in lại “Tâm Hồn Cao Thượng” do Hà Mai Anh dịch và tự động tung tác những hành vi sau đây:
-An-Di của Hà Mai Anh dịch tên Henry, bị họ sửa là Enrico.
-Ðảo Xác-đe của HMA dịch đảo Sarde thì họ sửa là Xarđênha.
-Thay từ “nhân dân” bằng “dân-sự” (trang 226).
-Thay từ “tương tàn” bằng “thương tâm” (tr. 225).
-Sửa từ “chung sống” bằng “sống chung” (tr. 100).
-Thay từ “bác sĩ” bằng “quan thầy thuốc nhà binh” - sửa từ “thân ái” bằng “thân thuộc” - thay từ “Thưa Ðại-úy” bằng “Bẩm Ðại-úy” (tr. 99).
-Thay câu “Thưa Ðại úy, xin Ðại úy hãy tin vào em” thành “Bẩm Ðại úy, xin Ngài hãy tin vào con” (tr. 96).
-Sửa từ “vòng bán nguyệt” thành “vòng cung bao vây” - sửa từ “Em đánh trống” bằng “Thằng đánh trống” (tr. 95).
-Tất cả các chữ Em trong bản dịch HMA bị đổi thành Thằng, Mày, Nó, Con (tr. 94-99).
-Cắt bỏ phần chú thích và giải nghĩa.
Cuối trang 200 của bản in ở hải ngoại, Mai-Ðình, người thay mặt gia đình dịch giả Hà Mai Anh cho biết, họ sẽ tái bản lại hết “tất cả các dịch phẩm nguyên thủy của ông cha để lại.” Và tuyên bố: “Các ấn bản khác ngoài chính bản [do gia đình in lại] đều bị sai lạc, không còn giá trị và không tương xứng với công trình dịch thuật của nhà giáo Hà Mai Anh.” Người viết bài này không những tán thành, mà còn nhân đây, lưu ý bạn đọc rằng chỉ có sách cũ còn lưu truyền ở hải ngoại là xác thực, chúng ta cần lưu giữ, đừng gửi về trong nước khi còn cộng sản, vì họ sẽ thủ tiêu, và in lại sau khi đã sửa đổi theo ý các kiểm duyệt viên “chịu trách nhiệm xuất bản” và các cấp trên của họ. Họ có khi không thù ghét riêng ai, họ chỉ cần tiêu diệt mọi người không nghĩ giống họ. Và họ vẫn cố gắng kéo dài thể chế để đào tạo “một trăm năm trồng người ngu độn,” để lớp này tiếp tục làm việc nước, biến việc nước thành việc phường khóm, xã ấp, thích hợp với tinh hoa của giống nòi hồ ngao, mọi cá nhân trở thành “thằng, con, mày nó, ngài, bác,” (cao nhất là bác), thì rồi dân tộc thế kỷ này vẫn như câu thơ của Tản Ðà hồi đầu thế kỷ XX: “Chỉ bởi người dân ngu quá lợn...”
Sách cũ trước 54, trước 75, quan trọng vô cùng.
Nguồn: http://www.nguoi-viet.com
Trong khoảng hơn 10 năm nay, dân chúng Việt Nam không có sách để đọc, sự đọc sách xuống thấp tới cạn đáy: một dân tộc 90 triệu người mà sách in ra chỉ khoảng 500 bản, hay nhiều lắm là 1000 bản. Ðã thế không sản xuất được sách mới, hay sách mới không ai thèm đọc, cả nước chỉ có 49 nhà xuất bản được giấy phép hoạt động (hiện nay mới có thêm 4 cơ quan nữa được cấp giấy phép, trở thành 53 nhà xuất bản có giấy phép hoạt động). Tất cả đều là đảng viên cộng sản và là trưởng cơ quan, không có ai có tư cách pháp nhân riêng nhà xuất bản của mình trong 53 nhà xuất bản này. Không hề có giám đốc nhà xuất bản, trên thực tế sự hèn kém đã ghi rõ ở cuối sách: “Chịu trách nhiệm xuất bản:” tên Mỗ, tên Cán A, B hay C. Ở Little Saigon cách đây 10 năm cũng có một tạp chí “văn học” loại đần độn cũng tự động ghi mấy chữ “chịu trách nhiệm xuất bản” ở cuối sách. Ðúng ra, mấy người ghi tên ở mục “chịu trách nhiệm xuất bản” chỉ là kiểm duyệt viên có trách nhiệm đọc trước các bản thảo và kiểm duyệt lần thứ nhất các sách sẽ nộp lên “trên” để xin giấy phép. Các trí thứ khoa bảng và trí thức sáng tạo trong nước hiện vẫn làm việc dưới sự cố vấn của các cán chính “chịu trách nhiệm xuất bản” này.
Tình trạng không có sách cho dân chúng đọc không có gì đáng ngạc nhiên. Số 53 “kiểm duyệt viên” (tức người có tên “chịu trách nhiệm xuất bản” ) khi in một cuốn sách đã phải hết sức bình sinh loại bỏ bằng hết những gì họ sợ, họ đã là đợt 53 người ngăn cản hàng triệu tác giả viết lách, thì sách in ra được còn gì đáng đọc? Vì thế hơn mười năm trước, để cứu vãn việc này, “sách ngụy” được in lại, và những kẻ “chịu trách nhiệm xuất bản” toàn quyền cắt bỏ, và không những thế, không những đã cắt bỏ, còn sửa và thêm.
Hẳn bạn đọc còn nhiều người vẫn nhớ cuốn sách loại giáo dục thiếu nhi nhiều thế hệ trước 1954 và 75 đã say mê: đó là cuốn “Tâm Hồn Cao Thượng” do nhà giáo Hà Mai Anh dịch từ bản Pháp ngữ “Les Grand Coeurs” của nhà văn Ý Edmond de Amicis? Ông người Kiến Xương, Thái Bình, bút hiệu Mai Sơn, sinh năm 1905, từng được trao tặng Giáo Dục Bội Tinh VNCH, Giải nhất Giải Dịch thuật Pháp văn của Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa năm 1970. Ông cũng là người đã dịch những danh phẩm hầu như chúng ta đều biết: “Vô Gia Ðình” (dịch Sans Famille của Hector Malot), “80 Ngày Vòng Quanh Thế Giới” (dịch Jules Verne), “Guy-Li-Ve Du Ký) của J. Swiff), “Em Bé Bơ Vơ” của Charles Dickens... Bản dịch Tâm Hồn Cao Thượng của ông không những được Giải Văn Chương của Hội Alexandre de Rhodes ở Hà Nội năm 1943, mà đã trở thành cuốn sách có ảnh hưởng giáo dục sâu đậm tới nhiều người, kim-chỉ-nam cho giới thiếu niên nửa thế kỷ qua. Bạn còn nhớ chăng khi cậu An-Di lên lớp ba, thầy giáo lớp tư hiền dịu và tình cảm vỗ vai học trò cũ nói: “An-Di ơi! Thầy trò ta từ nay chia tay nhau nhỉ?” (Ngày khai trường). Một số trong những lời văn chọn lọc, những từ ngữ chính xác mà nhà giáo tận tâm và người dịch Hà Mai Anh đã khổ công tra cứu, nghiền ngẫm, nay đã bị xóa bỏ, thêm thắt trong cuốn sách của chính ông dịch nhưng in ở Việt Nam sau 1975.
Cách đây vài năm trước khi mất, người bạn thời trung học đệ nhị cấp của tôi ở Hồ Ngọc Cẩn Gia Ðịnh là Hà Mai Phương, con trai của dịch giả Hà Mai Anh, gửi tặng cuốn “Tâm Hồn Cao Thượng” bản in ở San Jose năm 2005. Anh viết trong thư dặn tôi: “Bạn Viên Linh Nguyễn Nam: Nhớ đọc kỹ trang 198 đến trang 200!” Những trang này cho biết nhà xuất bản Thanh Niên ở trong nước đã in lại “Tâm Hồn Cao Thượng” do Hà Mai Anh dịch và tự động tung tác những hành vi sau đây:
-An-Di của Hà Mai Anh dịch tên Henry, bị họ sửa là Enrico.
-Ðảo Xác-đe của HMA dịch đảo Sarde thì họ sửa là Xarđênha.
-Thay từ “nhân dân” bằng “dân-sự” (trang 226).
-Thay từ “tương tàn” bằng “thương tâm” (tr. 225).
-Sửa từ “chung sống” bằng “sống chung” (tr. 100).
-Thay từ “bác sĩ” bằng “quan thầy thuốc nhà binh” - sửa từ “thân ái” bằng “thân thuộc” - thay từ “Thưa Ðại-úy” bằng “Bẩm Ðại-úy” (tr. 99).
-Thay câu “Thưa Ðại úy, xin Ðại úy hãy tin vào em” thành “Bẩm Ðại úy, xin Ngài hãy tin vào con” (tr. 96).
-Sửa từ “vòng bán nguyệt” thành “vòng cung bao vây” - sửa từ “Em đánh trống” bằng “Thằng đánh trống” (tr. 95).
-Tất cả các chữ Em trong bản dịch HMA bị đổi thành Thằng, Mày, Nó, Con (tr. 94-99).
-Cắt bỏ phần chú thích và giải nghĩa.
Cuối trang 200 của bản in ở hải ngoại, Mai-Ðình, người thay mặt gia đình dịch giả Hà Mai Anh cho biết, họ sẽ tái bản lại hết “tất cả các dịch phẩm nguyên thủy của ông cha để lại.” Và tuyên bố: “Các ấn bản khác ngoài chính bản [do gia đình in lại] đều bị sai lạc, không còn giá trị và không tương xứng với công trình dịch thuật của nhà giáo Hà Mai Anh.” Người viết bài này không những tán thành, mà còn nhân đây, lưu ý bạn đọc rằng chỉ có sách cũ còn lưu truyền ở hải ngoại là xác thực, chúng ta cần lưu giữ, đừng gửi về trong nước khi còn cộng sản, vì họ sẽ thủ tiêu, và in lại sau khi đã sửa đổi theo ý các kiểm duyệt viên “chịu trách nhiệm xuất bản” và các cấp trên của họ. Họ có khi không thù ghét riêng ai, họ chỉ cần tiêu diệt mọi người không nghĩ giống họ. Và họ vẫn cố gắng kéo dài thể chế để đào tạo “một trăm năm trồng người ngu độn,” để lớp này tiếp tục làm việc nước, biến việc nước thành việc phường khóm, xã ấp, thích hợp với tinh hoa của giống nòi hồ ngao, mọi cá nhân trở thành “thằng, con, mày nó, ngài, bác,” (cao nhất là bác), thì rồi dân tộc thế kỷ này vẫn như câu thơ của Tản Ðà hồi đầu thế kỷ XX: “Chỉ bởi người dân ngu quá lợn...”
Sách cũ trước 54, trước 75, quan trọng vô cùng.
Nguồn: http://www.nguoi-viet.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét