Xin giới thiệu bài viết của nhạc sĩ Dương Thụ cho chuyên mục này.
Tôi là con mọt sách
Cuộc sống thật vất vả, khốn khó, có cả những đắng cay
tủi nhục do thân phận, do thời thế, nhưng tôi không khi nào rời sách. Cứ
sống như thế, cứ đọc như thế, một quá trình “ngược” đã diễn ra: tôi đã
“đọc” những gì tôi đang sống. Tôi hiểu ra nhiều điều, dần dà tự biết
mình là ai...
Học đến lớp nhất (tương đương lớp cuối cấp I) tôi đã
đọc hết các tác phẩm của nhóm Tự Lực văn đoàn, chẳng thiếu cuốn nào. Với
Khái Hưng thậm chí còn thuộc lòng nhiều đoạn trong Nửa chừng xuân, Tiêu Sơn tráng sĩ, Anh phải sống...
Với Thạch Lam cũng thế. Và cũng không phải chỉ có thế.
Hầu hết những tác phẩm được viết ra trong thời tiền chiến tôi đọc không
bỏ sót cuốn nào (trừ thơ). Và còn sách mà ông cụ tôi cho là nhảm nhí
(trinh thám, kiếm hiệp, và cả cuốn Quán gió của Ngọc Giao mà cụ bảo là sách khiêu dâm) cũng đọc tuốt.
Lớn hơn một chút, học đến trung học bắt đầu đọc sách
dịch những tác phẩm cổ điển của nền văn học Pháp, Nga - Xô viết, Anh,
Đức, Trung Quốc, các tác phẩm cổ điển của văn học VN, đọc nghiến ngấu và
nuốt trôi cả một lượng sách khổng lồ.
Đến những năm cuối trung học tôi bắt đầu mê sách lý
luận văn học, sách khảo cứu lịch sử, sách triết. Sách thì đi mượn, sách
cũ mua về hoặc vào thư viện đọc.
Tôi phải tự kiếm sống để có tiền đi học nên ngoài giờ
học còn phải bù đầu vào việc làm thuê, chỉ tranh thủ đọc về đêm, thường
là tới 1, 2 giờ sáng. Nhân chuyện đọc sách đêm, tôi nhớ năm theo ông cụ
tôi về quê (1954-1955) tôi phải đọc sách lén.
Ban ngày làm việc nhà, chỉ có tối nhưng cụ bắt ngủ sớm
chẳng có cách nào đọc sách được. Ông cụ tôi rất khắt khe, làm trái lời
ăn đòn liền