Translate

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Lần đầu tiên hình thành hệ thống gần 200 thư viện hiện đại cấp xã


NDĐT - Sau hơn một năm triển khai Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam” (BMGF-VN), người dân tại các tỉnh được hưởng thụ Dự án đã tiếp cận được nguồn thông tin phong phú trên internet, phục vụ cho hoạt động sản xuất, học tập cũng như giải trí lành mạnh. Từ thành công của Dự án, Quỹ Bill and Melinda Gates đang xem xét phát triển mô hình của Việt Nam tại các nước châu Phi.
Dự án BMGF-VN được triển khai tại 12 tỉnh là Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đác Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Sóc Trăng và Trà Vinh. Trong số 637 điểm tiếp nhận dự án trong bước 1, hệ thống thư viện công cộng có 332 điểm, gồm 12 thư viện cấp tỉnh, 109 thư viện cấp huyện và 193 thư viện cấp xã với tổng số máy tính được trang bị là 2.475 máy.
Theo ông Phan Hữu Phong, Giám đốc Ban Quản lý Dự án BMGF-VN, việc triển khai xuống cấp xã, nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa đã tạo nên sự khác biệt của Dự án tại Việt Nam so với các quốc gia khác đang cùng triển khai chương trình Thư viện toàn cầu do Quỹ Bill and Melinda Gates tài trợ.

Một nơi lý tưởng để cho trí tưởng tượng của trẻ nhỏ bay cao, bay xa.

Mỗi cuốn sách, mỗi câu chuyện kể đều là một chuyện phiêu lưu tuyệt vời. Thư viện, vì thế luôn được coi là một nơi thiên đường dành cho trẻ nhỏ. Nhưng vẫn có những người vẫn không ngừng sáng tạo để tăng thêm tính phiêu lưu và sự vui nhộn trong mỗi câu chuyện lên hơn nữa. Studio Anagrama tại Mexico đã "sáng tạo" bằng cách thay đổi nội thất của thư viện địa phương thành "Ninos Conarte" - các dãy núi chứa toàn... sách.

Thư viện sách kiểu sân chơi độc đáo dành cho trẻ em tại Mexico 1
Họ đã cho lắp các giá sách mà cấu trúc gồ ghề bằng thép rồi sau đó cho trải thảm lên phía trên. Các giá sách đều được thiết kế với cấu trúc khác nhau, có vẻ như những nhà thiết kế này đã đảm bảo rằng lũ trẻ có đủ góc trốn để chơi trò trốn tìm. Hoặc nếu đã chán các trò chơi vận động và muốn nghỉ ngơi và đọc sách? Chỉ cần một vài chiếc gối ôm hình hạt đậu hoặc đơn giản là một chiếc gối ôm lớn, chắc chắn rằng bạn sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời tại đây.

Thư viện sách kiểu sân chơi độc đáo dành cho trẻ em tại Mexico 2

Sách cũ trong và ngoài nước


Sách cũ em chôn cạnh mộ thầy
Hình anh em gửi gió heo may
Nhà anh giặc ở con anh lạc
Còn xác thân em dưới cát lầy.
(Viên Linh, Thủy Mộ Quan, 1982, tr.45)

(Thư người vợ gửi cho chồng trong tù cải tạo sau năm 1975 sau khi được ở lại nhà cũ với một ông thượng úy, một mình, còn con cái gửi đi nơi khác.)

 Chủ Nhật vừa qua nước Mỹ lùi thời gian lại một giờ, tôi có dịp tham dự cuộc bán sách cũ tại Viện Việt Học ở Little Saigon. Anh Nguyễn Minh Lân trong ban điều hành ngày nào nay thấy mái tóc đã hoa râm, và lần đầu gặp được quản thủ thư viện Phạm Lệ Hương, người mà năm 1971, Hòa Thượng Thích Minh Châu - Viện trưởng Ðại Học Vạn Hạnh gửi đi du học Hoa Kỳ về ngành giữ sách. Tôi có mang theo vài cuốn sách cũ để triển lãm, ai trả giá cao cũng sẽ bán, vì thư viện của riêng mình đã quá chật chội, đó là các ấn bản lần đầu của sách Ðào Duy Anh (Kiều, 1943), Phan Chu Trinh (Giai Nhân Kỳ Ngộ, 1958, in theo bản 1926), Phan Bội Châu (Ngục Trung Thư, 1950), Ðường Thi của Ngô Tất Tố (Tao Ðàn, 1940, ấn bản đầu) và Tuyết Hồng Lệ Sử của Từ Trẩm Á (1957). Tôi sẽ bán một cuốn với giá 250, hai cuốn với giá 500, hai cuốn với giá 1,000 Mỹ kim một cuốn. Một vị muốn mua cuốn của Ðào Duy Anh, cũ 70 năm, và một vị muốn mua cuốn của Phan Châu Trinh, cũ 55 năm.

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Đam mê đọc sách, em thêm phấn khởi đến trường

Mô hình “Góc thư viện thân thiện” được thực hiện tại Trường Tiểu học Thị trấn Nàng Mau 1 (thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) để giúp học sinh tiếp cận, đam mê đọc sách cũng như nâng cao chất lượng học tập.

Ý tưởng cho ra đời “Góc thư viện thân thiện” là của thầy Nguyễn Thanh Truyền - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thị trấn Nàng Mau 1 (thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang).
Trò chuyện với PV Dân trí, thầy Truyền cho biết, mô hình “Góc thư viện thân thiện” của trường được thực hiện từ năm học 2012 - 2013. “Thấy học sinh của trường đông nhưng trường chỉ có một phòng thư viện lại nhỏ hẹp, di chuyển khó khăn khiến cho học sinh của trường đến đọc không được thoải mái cũng như tiếp cận sách rất ít. Từ đó, tôi thấy cần mở thêm nhiều chỗ đọc sách để các em có thể đọc bất cứ lúc nào và mô hình “Góc thư viện thân thiện” ra đời từ đó”, thầy Truyền nói về ý tưởng của mình.
Với mô hình này, nhà trường bố trí mỗi phòng học 1 góc thư viện để phục vụ việc đọc sách cho học sinh ngay tại lớp học. Ngoài ra, góc thư viện còn được bố trí ngay bên cạnh hai cầu thang lên tầng 1 của trường để những học sinh nào không muốn đọc trong lớp thì có thể đến đây đọc sách trong giờ ra chơi.
Ban đầu, để có sách cho “Góc thư viện thân thiện”, ngoài việc mua sách, nhà trường cũng đã vận động trong học sinh hơn 800 đầu sách, trên tinh thần em nào có sách thì mang đến góc thư viện để cùng trao đổi đọc qua lại với bạn bè. Từ đó, mỗi góc thư viện cũng có một số lượng sách đáng kể để các học sinh tìm đọc.
Lãnh đạo nhà trường cho biết, khi mô hình đi vào hoạt động, tổng cộng toàn trường hiện có 32 chỗ đọc sách, mỗi góc thư viện có từ 30 - 40 quyển sách với đủ loại như truyện tranh, kiến thức lịch sử, địa lý, văn hóa… phù hợp cho từng lứa tuổi, cấp lớp. 

Một góc thư viện ngay bên trong lớp học.
Một góc thư viện ngay bên trong lớp học.

Thầy Truyền cho hay, khi cho ra đời mô hình “Góc thư viện thân thiện”, nhà trường cũng gặp không ít khó khăn như thiếu kinh phí mua kệ, tủ sách, bàn ghế. Ngoài ra, do thư viện mở nên cũng khó quản lý vì nếu không quản lý chặt sẽ dễ gây thất thoát sách. Tuy nhiên, theo thầy Truyền, mô hình này cũng có những thuận lợi như các em học sinh đã hỗ trợ đầu sách cho trường; các em được tiếp cận sách ngay tại lớp học và rèn luyện thêm kỹ năng đọc sách cho các em.
Bên cạnh đó, các giáo viên của trường ủng hộ rất nhiệt tình mô hình này. Nhiều giáo viên tham gia làm cộng tác viên của thư viện, thường xuyên nhắc nhở các em đọc sách và trang trí góc thư viện sao cho bắt mắt để thu hút các em. Giáo viên của trường cũng tham gia đọc sách với các em như là để làm gương cho các em đọc theo.
Qua quan sát của PV Dân trí, mỗi góc thư viện đều được trình bày ngăn nắp, gọn gàng theo từng thể loại sách cũng như từng khối lớp để giúp các em dễ dàng tìm đọc theo sở thích cũng như trình độ của mình. Ngoài ra, mỗi góc thư viện được trang trí hình ảnh, tranh vẽ đẹp mắt tạo được không gian thoáng đãng cho người đến đọc.
Em Trâm (học sinh lớp 4) chia sẻ: “Từ khi có mô hình “Góc thư viện thân thiện” ra đời, em thường xuyên ra góc thư viện ở cầu thang để đọc sách cùng bạn bè. Em thấy có nhiều sách hay lắm, giúp em có thêm kiến thức để phục vụ việc học tập của mình. Em mong muốn nhà trường sẽ có thật nhiều sách hơn nữa để chúng em có thể đọc thêm”.
Học sinh đang đọc sách tại góc thư viện nằm cạnh cầu thang của trường.
Học sinh đang đọc sách tại góc thư viện nằm cạnh cầu thang của trường.

Thầy Nguyễn Thanh Truyền cho biết, hiện nhà trường có 29 lớp với 1.032 học sinh. Qua thống kê thì hầu hết các em đều có đọc sách ở các góc thư viện trong lớp cũng như ở cầu thang. Điểm đặc biệt là mỗi góc thư viện đều có cộng tác viên của lớp làm nhiệm vụ ghi lại từng lượt đọc của mỗi học sinh, mỗi lớp. Cuối tháng, nhà trường tổng kết lại xem lớp nào, em nào đọc nhiều, hay đọc ít, từ đó nhà trường sẽ có định hướng cho hoạt động của mô hình này.
Trao đổi với PV Dân trí, thầy Truyền cho biết, mô hình “Góc thư viện thân thiện” từ khi đi vào hoạt động cho đến nay đã có hiệu quả nhất định. “Trong đó, nổi bật là đã giúp cho chất lượng học lực của học sinh được phát huy, với tỷ lệ học sinh giỏi trong năm học vừa qua tăng lên 3%. Tinh thần học tập của các em cũng được nâng cao được thể hiện rõ rệt qua việc các em thích thú, phấn khởi đến trường, đến lớp hơn, không còn tình trạng học sinh bỏ học xảy ra nữa”, thầy Truyền vui vẻ nói.
Được biết, mô hình “Góc thư viện thân thiện” của Trường Tiểu học Thị trấn Nàng Mau 1 là mô hình duy nhất ở tỉnh Hậu Giang cho đến thời điểm này. Thông qua mô hình này, nhiều phong trào thi đua học tập của trường đều đạt kết quả cao trong toàn huyện.
Chia sẻ với PV Dân trí, thầy Truyền cho biết, nhà trường sẽ thực hiện lâu dài mô hình này. Cũng theo thầy Truyền, hạn chế nhất của mô hình là số đầu sách vẫn còn ít. “Chúng tôi đang cho củng cố lại đầu sách để tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần tham gia đọc sách, giúp các em học sinh có suy nghĩ yêu sách hơn, từ đó giúp nâng cao kiến thức phục vụ cho việc học tập cũng như cuộc sống của các em", hiệu trưởng Trường Tiểu học Thị trấn Nàng Mau 1 bày tỏ.
Huỳnh Hải
Nguồn: http://dantri.com.vn