Đội
ngũ khuyến nông viên cơ sở được xem là chiếc cầu nối giữa nghiên cứu
với ứng dụng sản xuất nông nghiệp đến từng hộ gia đình, nên rất cần các
cấp, ngành chức năng ở Lâm Đồng tạo nhiều điều kiện hơn nữa để không
ngừng xây dựng, “nâng cấp” hoạt động được “thông suốt” lâu dài.
Khuyến nông ở cơ sở hỗ trợ kỹ thuật trồng hoa cho nông dân |
Tổ Khuyến nông xã Lộc Ngãi, Bảo Lâm được đánh giá có những hoạt động nổi bật ở Lâm Đồng với 2 khuyến nông viên đều tốt nghiệp đại học chuyên ngành trồng trọt và chăn nuôi, 14 cộng tác viên khuyến nông đang chuẩn hóa đạt trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.
Từ đầu năm 2012 đến nay, Tổ Khuyến nông
xã Lộc Ngãi đã bám sát từng khu vực dân cư sản xuất nông nghiệp, phối
hợp với Hội Nông dân xã tổ chức gần 110 lớp tập huấn kỹ thuật trồng
trọt, chăn nuôi cho hơn 7.300 lượt nông dân tham dự; phối hợp với Trung
tâm Nông nghiệp huyện Bảo Lâm xây dựng thành công 12 mô hình điểm về
chăn nuôi và 9 mô hình điểm về trồng trọt. Đặc biệt, Tổ Khuyến nông Lộc
Ngãi đã thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật trồng mới trên các diện tích
gồm 84 ha cà phê giống lai đầu dòng, 13,4 ha giống cà phê ghép TR4, 56
ha giống chè TB14…
Theo bà Ka Thủy, Tổ trưởng Tổ Khuyến
nông xã Lộc Ngãi, kết quả này từng bước khẳng định đội ngũ khuyến nông
viên cơ sở với vị trí, vai trò quan trọng trong việc trực tiếp trợ giúp,
hướng dẫn từng hộ nông dân ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào thực tế sản xuất, cải thiện thu nhập, góp phần vào sự phát
triển kinh tế chung ở địa phương.
Vừa qua, tại Hội nghị sơ kết 3 năm kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của khuyến nông viên cơ sở tỉnh Lâm Đồng, ông Nguyễn Minh Trường, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết: Năm 2011, toàn tỉnh Lâm Đồng chỉ có 2/191 khuyến nông viên có trình độ đại học thì đến nay con số này tăng lên tương ứng là 26/207. Số khuyến nông viên có trình độ trung cấp cũng tăng từ 47 người lên 90 người. Những huyện điển hình trong tỉnh Lâm Đồng đạt tỷ lệ khuyến nông viên có trình độ từ trung cấp trở lên gồm: Đam Rông (93,75%), Lâm Hà (92,59%), Đơn Dương (68,75%), Đạ Tẻh (61,11%), Bảo Lâm (55%), Đạ Huoai (54,55%).
Vừa qua, tại Hội nghị sơ kết 3 năm kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của khuyến nông viên cơ sở tỉnh Lâm Đồng, ông Nguyễn Minh Trường, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết: Năm 2011, toàn tỉnh Lâm Đồng chỉ có 2/191 khuyến nông viên có trình độ đại học thì đến nay con số này tăng lên tương ứng là 26/207. Số khuyến nông viên có trình độ trung cấp cũng tăng từ 47 người lên 90 người. Những huyện điển hình trong tỉnh Lâm Đồng đạt tỷ lệ khuyến nông viên có trình độ từ trung cấp trở lên gồm: Đam Rông (93,75%), Lâm Hà (92,59%), Đơn Dương (68,75%), Đạ Tẻh (61,11%), Bảo Lâm (55%), Đạ Huoai (54,55%).
Tổng hợp trong 3 năm qua, đã có hơn 750
lượt khuyến nông viên cơ sở được tham gia các lớp đào tạo dài ngày trong
tỉnh Lâm Đồng để cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao trình
độ chuyên môn. Việc đào tạo ở đây đã trang bị chuyên sâu với các nhóm
lĩnh vực như: nhóm kỹ năng, nhóm kỹ thuật - công nghệ, nhóm chức năng -
nhiệm vụ, nhóm cơ chế - chính sách. Đồng thời cấp phát 1.100 cuốn Sổ tay
khuyến nông dày 284 trang cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở, trong đó
“chuyển tải” những kỹ thuật sản xuất rau, quả, chè theo tiêu chuẩn
VietGAP, những kỹ thuật chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học theo hướng
VietGAHP…
Nhận xét chung của ông Nguyễn Trúc Bồng
Sơn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, sau 3 năm kiện toàn và
nâng cao năng lực hoạt động, đội ngũ khuyến nông viên cơ sở đã và đang
trở thành chiếc cầu nối nhân rộng mô hình điểm về sản xuất, chăn nuôi
theo khoa học kỹ thuật mới cho nông dân, và là những “địa chỉ thường
trực” cùng với người nông dân để chủ động phòng tránh và ngăn chặn các
dịch bệnh xảy ra trên vật nuôi, cây trồng. Công việc không kể ngày đêm,
nhưng hàng tháng với thu nhập khuyến nông viên hiện chỉ hưởng theo mức
phụ cấp nhân với từng hệ số lương tối thiểu theo bằng cấp như đại học
(2,34), cao đẳng (2,1), trung cấp (1,86), trung học phổ thông (1,0), rồi
cộng với số tiền công tác phí chỉ mang tính tượng trưng (200.000
đồng/quý) là điều chưa hợp lý, chưa gắn kết giữa quyền lợi với trách
nhiệm. Trong khi đó, vẫn còn tình trạng chính quyền ở các xã đã “đơn
phương” điều động, luân chuyển hoặc cho nghỉ việc đối với khuyến nông
viên mà không trao đổi, thông qua Trung tâm Nông nghiệp cấp huyện, làm
ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, điều hành hoạt động khuyến nông ổn
định và phát triển ở cơ sở.
Thiết nghĩ, để xây dựng chiếc cầu nối
nghiên cứu với ứng dụng sản xuất ngày một “vững bền”, các cấp, ngành của
tỉnh Lâm Đồng sớm nghiên cứu, xem xét việc tuyển dụng theo định mức
biên chế công chức hoặc định mức hợp đồng viên chức (nhiều tỉnh trong
nước đã áp dụng) để khuyến nông viên được hưởng các chế độ tiền lương,
bảo hiểm, phụ cấp vùng, an tâm công tác, phát huy hết năng lực chuyên
môn được đào tạo, tập huấn từ lý thuyết ở nhà trường, ở ngành nông
nghiệp địa phương và từ thực tiễn sản xuất hàng ngày với nông dân.
VĂN VIỆT
Theo nguồn: http://baolamdong.vn/kinhte/201310/cau-noi-nghien-cuu-voi-ung-dung-san-xuat-nong-nghiep-2275985/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét