Thông
qua nhiều giải pháp hữu hiệu, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên
huyện phía nam Lâm Đồng đang đưa chất lượng học sinh của trường đi lên.
Năm học 2013-2014 này trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) Dân tộc nội trú liên huyện phía nam Lâm Đồng tại Đạ Tẻh có 510 học sinh, trong đó có 40 học sinh ngoại trú; 480 học sinh còn lại đều ở nội trú tại trường. Bậc THCS trường có 10 lớp; bậc THPT có 8 lớp, tăng hơn 1 lớp so với năm học trước.
Đây là năm đầu tiên bên cạnh học sinh của 3 huyện phía nam Lâm Đồng gồm Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên, trường đã tuyển thêm học sinh từ Bảo Lộc và Bảo Lâm. Học sinh ở đây hầu hết là được địa phương cử tuyển, ưu tiên cho học sinh người dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên.
Nét nổi bật của trường trong những năm gần đây chính là công tác duy trì sĩ số học sinh. Số lượng học sinh bỏ học giữa chừng ngày càng ít dần. Trong năm học 2012-2013 vừa qua, tỷ lệ duy trì sĩ số của trường đạt 99,1%; chỉ có 4 học sinh trong tổng số 523 học sinh toàn trường bỏ học, trong đó có 2 học sinh cấp THCS và 2 học sinh cấp THPT.
Để làm tốt công tác chống bỏ học này, theo hiệu trưởng nhà trường, thầy giáo Huỳnh Văn Phụ, trường đã triển khai nhiều giải pháp khá hiệu quả trong dạy và học. Nhà trường lâu nay đã thực hiện việc học 2 buổi/ngày cho tất cả học sinh, đưa việc học tập vào nề nếp chặt chẽ hằng ngày. Thông thường buổi sáng học sinh học các tiết chính khóa, buổi chiều học sinh THCS học phụ đạo 3 môn Toán, Văn, Anh văn; học sinh THPT bên cạnh 3 môn này còn phụ đạo thêm 2 môn Lý và Hóa. Buổi tối các lớp thực hiện nghiêm túc việc tự học.
Để tạo hứng thú cho học sinh, trường luôn khuyến khích thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh. Trên lớp, thầy cô được yêu cầu chú ý dạy cho học sinh cách thức tự học; bài học luôn được liên hệ với thực tiễn. Thầy cô hướng dẫn, tạo cơ hội cho học sinh biết làm việc theo nhóm, biết sử dụng đồ dùng dạy học. Giáo viên chọn vấn đề phù hợp trong bài học để dạy sao cho học sinh dễ hiểu, biết vận dụng được những kiến thức và kỹ năng cơ bản vào việc làm bài tập; khuyến khích, thúc đẩy, tạo cơ hội cho các em phát biểu, tự làm bài tại lớp. “Biết cách học và tự học được sẽ giúp các em hứng thú, tự tin hơn trong học tập” - thầy Phụ nhấn mạnh.
Vì là một trường nội trú, nhiều học sinh còn nhỏ tuổi đã phải xa gia đình đến ăn ở sinh hoạt tập trung nơi đây nên việc tạo ra một môi trường sinh hoạt thân thiện, theo thầy Phụ, là một điều cực kỳ quan trọng. Trong đầu mỗi năm học, trường luôn tổ chức “tuần sinh hoạt tập thể” để giúp học sinh mới vào ở các lớp đầu cấp làm quen với bạn bè, thầy cô giáo; làm quen với điều kiện ăn ở, học tập, phương pháp học tại trường. Trường bố trí giáo viên kiêm nhiệm “tư vấn viên”, tư vấn cho học sinh và cha mẹ học sinh khi cần để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường.
Cùng đó, trường lâu nay tổ chức rất nhiều hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như thi đố vui để học, thi biểu diễn văn nghệ giữa các lớp, các giải thể thao, các trò chơi dân gian, tổ chức các cuộc nói chuyện, các sinh hoạt chuyên đề của đội thiếu niên, của đoàn viên thanh niên… nhằm nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho học sinh.
Nhà trường vận động học sinh cùng tham gia phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tổ chức lao động làm sạch trường học, trồng cây xanh, trồng rau (năm học vừa qua trường thu được gần 2.000 ký rau xanh cho bếp ăn tập thể), giữ gìn vệ sinh thân thể… nhằm rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động xã hội cho học sinh.
Trường còn tích cực vận động học sinh trong trường đọc sách, mượn sách tại thư viện, thông qua đọc sách để nâng cao khả năng ngôn ngữ, tư duy; phát triển văn hóa đọc cho học sinh.
Một niềm vui cho thầy cô và học sinh Dân tộc nội trú liên huyện phía nam sau nhiều năm chờ đợi chính là việc nhà trường vừa được đầu tư xây dựng một khu nội trú mới 240 chỗ ở cho học sinh cạnh khuôn viên trường. Với tổng kinh phí 9 tỷ đồng, đây là dãy nhà 3 tầng vào hàng khang trang của huyện Đạ Tẻh. Khi hoàn tất, phần lớn học sinh nữ sẽ được chuyển sang đây, khu ký túc phía sau trường sẽ dành riêng cho học sinh nam.
Với những thay đổi tích cực, số học sinh học khá giỏi của trường những năm gần đây đều tăng lên đáng kể. Năm học 2012-2013 vừa qua, Dân tộc nội trú liên huyện phía nam có 1 học sinh cấp THCS đạt giải nhì Toán cấp tỉnh, nhiều học sinh lọt vào vòng quốc gia thi giải Toán và thi Anh văn trên mạng. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT của trường năm qua đạt 89,8%; nhiều học sinh đậu đại học. Năm học qua, trường cũng vinh dự là một trong những đơn vị điển hình tiên tiến xuất sắc của ngành Giáo dục Lâm Đồng.
Năm học 2013-2014 này trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) Dân tộc nội trú liên huyện phía nam Lâm Đồng tại Đạ Tẻh có 510 học sinh, trong đó có 40 học sinh ngoại trú; 480 học sinh còn lại đều ở nội trú tại trường. Bậc THCS trường có 10 lớp; bậc THPT có 8 lớp, tăng hơn 1 lớp so với năm học trước.
Đây là năm đầu tiên bên cạnh học sinh của 3 huyện phía nam Lâm Đồng gồm Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên, trường đã tuyển thêm học sinh từ Bảo Lộc và Bảo Lâm. Học sinh ở đây hầu hết là được địa phương cử tuyển, ưu tiên cho học sinh người dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên.
Nét nổi bật của trường trong những năm gần đây chính là công tác duy trì sĩ số học sinh. Số lượng học sinh bỏ học giữa chừng ngày càng ít dần. Trong năm học 2012-2013 vừa qua, tỷ lệ duy trì sĩ số của trường đạt 99,1%; chỉ có 4 học sinh trong tổng số 523 học sinh toàn trường bỏ học, trong đó có 2 học sinh cấp THCS và 2 học sinh cấp THPT.
Để làm tốt công tác chống bỏ học này, theo hiệu trưởng nhà trường, thầy giáo Huỳnh Văn Phụ, trường đã triển khai nhiều giải pháp khá hiệu quả trong dạy và học. Nhà trường lâu nay đã thực hiện việc học 2 buổi/ngày cho tất cả học sinh, đưa việc học tập vào nề nếp chặt chẽ hằng ngày. Thông thường buổi sáng học sinh học các tiết chính khóa, buổi chiều học sinh THCS học phụ đạo 3 môn Toán, Văn, Anh văn; học sinh THPT bên cạnh 3 môn này còn phụ đạo thêm 2 môn Lý và Hóa. Buổi tối các lớp thực hiện nghiêm túc việc tự học.
Để tạo hứng thú cho học sinh, trường luôn khuyến khích thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh. Trên lớp, thầy cô được yêu cầu chú ý dạy cho học sinh cách thức tự học; bài học luôn được liên hệ với thực tiễn. Thầy cô hướng dẫn, tạo cơ hội cho học sinh biết làm việc theo nhóm, biết sử dụng đồ dùng dạy học. Giáo viên chọn vấn đề phù hợp trong bài học để dạy sao cho học sinh dễ hiểu, biết vận dụng được những kiến thức và kỹ năng cơ bản vào việc làm bài tập; khuyến khích, thúc đẩy, tạo cơ hội cho các em phát biểu, tự làm bài tại lớp. “Biết cách học và tự học được sẽ giúp các em hứng thú, tự tin hơn trong học tập” - thầy Phụ nhấn mạnh.
Vì là một trường nội trú, nhiều học sinh còn nhỏ tuổi đã phải xa gia đình đến ăn ở sinh hoạt tập trung nơi đây nên việc tạo ra một môi trường sinh hoạt thân thiện, theo thầy Phụ, là một điều cực kỳ quan trọng. Trong đầu mỗi năm học, trường luôn tổ chức “tuần sinh hoạt tập thể” để giúp học sinh mới vào ở các lớp đầu cấp làm quen với bạn bè, thầy cô giáo; làm quen với điều kiện ăn ở, học tập, phương pháp học tại trường. Trường bố trí giáo viên kiêm nhiệm “tư vấn viên”, tư vấn cho học sinh và cha mẹ học sinh khi cần để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường.
Cùng đó, trường lâu nay tổ chức rất nhiều hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như thi đố vui để học, thi biểu diễn văn nghệ giữa các lớp, các giải thể thao, các trò chơi dân gian, tổ chức các cuộc nói chuyện, các sinh hoạt chuyên đề của đội thiếu niên, của đoàn viên thanh niên… nhằm nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho học sinh.
Nhà trường vận động học sinh cùng tham gia phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tổ chức lao động làm sạch trường học, trồng cây xanh, trồng rau (năm học vừa qua trường thu được gần 2.000 ký rau xanh cho bếp ăn tập thể), giữ gìn vệ sinh thân thể… nhằm rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động xã hội cho học sinh.
Trường còn tích cực vận động học sinh trong trường đọc sách, mượn sách tại thư viện, thông qua đọc sách để nâng cao khả năng ngôn ngữ, tư duy; phát triển văn hóa đọc cho học sinh.
Một niềm vui cho thầy cô và học sinh Dân tộc nội trú liên huyện phía nam sau nhiều năm chờ đợi chính là việc nhà trường vừa được đầu tư xây dựng một khu nội trú mới 240 chỗ ở cho học sinh cạnh khuôn viên trường. Với tổng kinh phí 9 tỷ đồng, đây là dãy nhà 3 tầng vào hàng khang trang của huyện Đạ Tẻh. Khi hoàn tất, phần lớn học sinh nữ sẽ được chuyển sang đây, khu ký túc phía sau trường sẽ dành riêng cho học sinh nam.
Với những thay đổi tích cực, số học sinh học khá giỏi của trường những năm gần đây đều tăng lên đáng kể. Năm học 2012-2013 vừa qua, Dân tộc nội trú liên huyện phía nam có 1 học sinh cấp THCS đạt giải nhì Toán cấp tỉnh, nhiều học sinh lọt vào vòng quốc gia thi giải Toán và thi Anh văn trên mạng. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT của trường năm qua đạt 89,8%; nhiều học sinh đậu đại học. Năm học qua, trường cũng vinh dự là một trong những đơn vị điển hình tiên tiến xuất sắc của ngành Giáo dục Lâm Đồng.
Gia Khánh
Theo nguồn: http://baolamdong.vn/xahoi/201309/tao-moi-truong-than-thien-cho-hoc-sinh-hoc-tap-2274754/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét